Tiêu điểm đầu tư của Việt Nam - Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam

Hai Phong city view

Tiêu điểm đầu tư của Việt Nam - Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam

Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (KTTĐ) gồm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bốn vùng KTTĐ gồm 24 tỉnh, thành phố, chiếm 27,3% tổng diện tích và 27% dân số cả nước. Với mức đóng góp bình quân Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) đạt 72,95% trong giai đoạn 2011-2019, các vùng KTTĐ không chỉ là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam, mà còn là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp địa phương, cũng như lao động chất lượng cao trong nước.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐBB) - Hồ sơ kinh tế

Tọa lạc tại vị trí chiến lược quan trọng cả về địa lý và chính trị, vùng KTTĐBB bao gồm các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và là trung tâm chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đồng thời là trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đến cuối năm 2018, khu vực này đóng góp khoảng 32% GDP cho cả nước, 32% tổng kim ngạch xuất khẩu và 26% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam.


Mặc dù hầu hết các chỉ số kinh tế của vùng KTTĐBB đứng thứ hai sau vùng KTTĐ Nam Bộ, nhưng trong mười năm qua, khu vực này đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhiều so với Việt Nam và các vùng KTTĐ khác trong nước nhờ dòng vốn FDI theo cấp số nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-18, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân của vùng KTTĐBB đạt hơn 9%, cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của khu vực đạt 25,6% trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 57%, từ 49,6 tỷ USD năm 2016 lên 78,1 tỷ USD năm 2018. Tốc độ tăng vốn FDI bình quân của khu vực giai đoạn 2016-18 tăng lên 21,8%, cao hơn 11,5% so với tốc độ chung của cả nước. Khoảng cách địa lý gần với Trung Quốc kết hợp cùng cơ sở hạ tầng phát triển tốt, lực lượng lao động dồi dào và các ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những động lực chính thu hút FDI, đưa vùng KTTĐBB trở thành một trong những địa điểm sản xuất ''Trung Quốc+ 1'' tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ ở Đông Nam Á.


Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến năm 2020, vùng KTTĐBB đã thu hút được tổng vốn đầu tư đăng ký trị giá 101 tỷ USD với hơn 10.000 dự án. Các doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực. Các lĩnh vực chủ chốt nhận được vốn đầu tư nước ngoài là điện - điện tử, ô tô, dệt may và công nghiệp hỗ trợ. Khu vực Bắc Bộ còn là tụ điểm tập hợp nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung, Foxconn, Canon, Microsoft, Honda, Hyundai và LG Electronics. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ , Đài Loan và Châu Âu.

Bất động sản công nghiệp

Tính đến 6 tháng đầu năm 2021, vùng KTTĐBB sở hữu khoảng 27.000 ha diện tích đất công nghiệp, trong đó đất công nghiệp cho thuê chiếm 20.567 ha và tỷ lệ sử dụng hiện tại đạt 87%. Các khu công nghiệp quy mô lớn thu hút nhiều vốn đầu tư FDI tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Ninh.


Bắc Ninh gần như đã tận dụng hết đất phục vụ mục đích công nghiệp trong khi Hà Nội theo sát với 91% đất sử dụng cho công nghiệp. Các tỉnh gồm Hải Dương, Hải Phòng và Vĩnh Phúc sở hữu nhiều quỹ đất hơn để đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, chi phí cho thuê đất công nghiệp trung bình của Hà Nội và Bắc Ninh ở mức cao hơn so với các tỉnh KTTĐBB khác với mức giá lần lượt rơi vào khoảng 129 USD/m2 và 106 USD/m2. Chi phí cho thuê đất công nghiệp trung bình trong khu vực, tính đến nửa đầu năm 2021 là khoảng 100 USD/m2 với tốc độ tăng giá trung bình so với cùng kỳ năm trước (YoY) đạt 10,58%. Trong khi đó, giá thuê trung bình đối với nhà xưởng xây sẵn (RBF) đạt 4,6 USD/m2/tháng và tăng xấp xỉ 12,20% YoY. Các chủ đầu tư chủ chốt trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp của khu vực bao gồm BW Industrial, Deep C, VSIP, Kinh Bắc City, KTG Industrial, TNI và Viglacera.

Nguồn cung bất động sản công nghiệp vùng KTTĐBB (6 tháng đầu năm 2021)

Tỉnh thành

Tổng diện tích (km2)

Diện tích cho thuê (km2)

Tỷ lệ sử dụng (%)

Giá thuê đất bình quân (USD/m2)

Giá thuê RBF trung bình (USD/m2/tháng)

Bắc Ninh

5797

4111

0.99

106

5,3

Hà Nội

4416

1964

0.91

129

Không có

Hải Dương

1647

1149

0.86

79

4,2

Hải Phòng

4.526

3183

0.73

96

5,2

Hưng Yên

4418

1680

0.88

101

3.9

Quảng Ninh

4.514

3657

Không có

Không có

Không có

Vĩnh Phúc

1655

1189

0.88

85

Không có


Cơ sở hạ tầng giao thông

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong việc thu hút FDI, đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao, tiên tiến hơn, Chính phủ đã chú trọng đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở các vùng KTTĐBB, đưa nơi đây trở thành khu vực có hệ thống đường cao tốc phát triển nhất cả nước. Với vị thế trung tâm của cả vùng, đến nay Hà Nội đã có 9 tuyến đường cao tốc nối liền thủ đô với các tỉnh xung quanh. Sự phát triển của các tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn và Thăng Long là những ví dụ điển hình về cơ sở hạ tầng đường bộ hiện đại cũng như chất lượng cao của vùng KTTĐBB. Thành quả đầu tư xây dựng hệ thống giao thông không chỉ cải thiện liên thông khu vực rõ rệt mà còn giảm thiểu chi phí và thời gian vận chuyển, đồng thời hỗ trợ tăng cường thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam và các nước khác.


Bên cạnh đó, nỗ lực nâng cấp và mở rộng các cảng quốc tế tại vùng KTTĐBB cũng góp phần đáng kể vào công tác thúc đẩy hoạt động logistics của khu vực và quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết, vùng KTTTĐBB sở hữu mạng lưới 27 trung tâm logistics, chiếm 55% tổng số trung tâm của cả nước (14 ở Bắc Ninh, 11 ở Hà Nội và 2 ở Hải Phòng).

[Để biết thêm thông tin về cách đầu tư vào Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi tại info@oneip.vn]


Dẫn Đầu Xu Thế Với Những Thông Tin Bất Động Sản Công Nghiệp Mới Nhất