Đầu tư vào Việt Nam - Phương thức gia nhập thị trường chính cho các nhà đầu tư nước ngoài

green and rustic Vietnam
Nhờ thành tích tăng trưởng liên tục, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến đầu tư được ưa chuộng nhất khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam luôn cởi mở và hoan nghênh các nguồn đầu tư từ nước ngoài, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần hiểu rõ những phương thức gia nhập thị trường hiện có nếu muốn tận dụng tối đa lợi thế từ nền kinh tế sôi động, đang phát triển nhanh chóng nơi đây. Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, ngày 17 tháng 6 năm 2020 do Quốc hội Việt Nam ban hành quy định bốn hình thức đầu tư chính cho các nhà đầu tư nước ngoài như sau:
  • Thành lập pháp nhân kinh doanh;
  • Góp vốn/Mua cổ phần/cổ phiếu;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh; và
  • Thực hiện dự án hợp tác công tư.
Thành lập pháp nhân kinh doanh Thành lập pháp nhân kinh doanh là một trong những loại hình đầu tư hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Mặc dù phương thức này còn tồn tại một số hạn chế hoặc điều kiện vì liên quan đến các lĩnh vực được bảo hộ, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn có thể thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FOE) trong nhiều ngành với chủ sở hữu gồm một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) hoặc công ty cổ phần (JSC). Các phương thức khác để thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam bao gồm văn phòng đại diện và văn phòng chi nhánh, nhưng đây không phải là pháp nhân. Góp vốn/ Mua cổ phần/cổ phiếu Mua cổ phần hoặc vốn điều lệ là hình thức nhanh chóng và dễ dàng cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận các lĩnh vực bị hạn chế sở hữu nước ngoài. Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế dưới các hình thức sau đây:
  • Góp vốn mới vào các Công ty TNHH;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên hiện có của các Công ty TNHH;
  • Đăng ký mua cổ phần mới trong các Công ty cổ phần và
  • Mua cổ phần hiện có của cổ đông trong các Công ty cổ phần.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mua lại cổ phần hoặc vốn điều lệ và được Cơ quan đăng ký đầu tư nhà nước (SIRA) hoặc Ban quản lý khu công nghiệp phê duyệt kế hoạch mua lại , tùy thuộc vào thẩm quyền của đơn vị được mua lại, trong hai trường hợp:
  • Mua cổ phần/vốn điều lệ của công ty kinh doanh ngành, nghề mà nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ điều kiện và
  • Mua cổ phần/vốn điều lệ từ một công ty để nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 5 0 % vốn điều lệ của công ty.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) BCC là một loại hợp đồng được ký kết giữa nhiều bên, thường là giữa nhà đầu tư nước ngoài và công ty trong nước hoặc chính phủ nhằm triển khai các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. BCC không yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập một pháp nhân mới và riêng lẻ tại Việt Nam để tham gia hoạt động kinh doanh nên đây là phương thức gia nhập tương đối phổ biến đối với các nhà thầu nước ngoài trong những năm gần đây. Thông thường, BCC được sử dụng phổ biến nhất trong các dự án công nghiệp dầu mỏ, viễn thông và quảng cáo. Tuy nhiên,xu hướng này đang dần thay đổi khi các lĩnh vực trên đã dần cởi mở hơn đối với công ty TNHH và công ty cổ phần. Thực hiện dự án hợp tác công tư (PPP) Đầu tư theo hình thức PPP được thực hiện trên cơ sở kí kết hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài nhằm triển khai dự án kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Lĩnh vực hoạt động có thể bao gồm giao thông, điện lực, sản xuất kinh doanh hoặc một số lĩnh vực hạn chế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) cùng các thể loại hợp đồng khác là những ví dụ thường thấy về một dự án được ủy quyền cụ thể. Hình thức đầu tư nước ngoài này là công cụ để hấp dẫn để thu hút vốn quốc tế vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Dẫn Đầu Xu Thế Với Những Thông Tin Bất Động Sản Công Nghiệp Mới Nhất