Đánh giá Kinh tế Việt Nam năm 2021 - Tóm tắt về Tăng trưởng GDP Việt Nam, Dòng vốn FDI, Xuất nhập khẩu

Saigon city view

Đánh giá Kinh tế Việt Nam năm 2021 - Tóm tắt về Tăng trưởng GDP Việt Nam, Dòng vốn FDI, Xuất nhập khẩu

Trong những thập niên vừa qua, Việt Nam đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Nhờ nhân công giá rẻ, các chính sách ưu đãi về thuế và đầu tư cùng với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến lý tưởng cho việc sản xuất và lắp ráp của các công ty đa quốc gia. Xu hướng này được thúc đẩy khi các doanh nghiệp nhận FDI áp dụng chiến lược Trung Quốc cộng một và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra. Môi trường kinh doanh và kinh tế - xã hội ổn định cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ thông qua các hiệp định thương mại tự do cũng là yếu tố then chốt thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Tăng trưởng GDP

Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh và khả năng phục hồi cơ bản. Việt Nam đã thành công duy trì tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm 2018 và 2019, một trong những tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khối ASEAN.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu sâu rộng, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tiếp diễn, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể. GDP tăng 2,91% vào năm 2020 và trong chín tháng đầu năm 2021, khi đất nước phải trải qua đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất, tăng trưởng GDP vẫn giữ vững mức 1,42%. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 là 3,87%. Qua đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát đáng kể. Trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi và tăng trưởng 6,5% vào năm 2022 nhờ việc kiểm soát thành công COVID-19, hiệu quả hoạt động đáng kể của ngành sản xuất định hướng xuất khẩu và sự gia tăng mạnh mẽ trở lại của nhu cầu trong nước.

Dòng vốn FDI

Nhờ có tốc độ tăng trưởng liên tục, lao động giá rẻ và dân số lao động trẻ, Việt Nam tiếp tục thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao kỷ lục. Tính đến tháng 9 năm 2021, có hơn 34 nghìn dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 403,19 tỷ USD.

Do hậu quả của đại dịch COVID-19, FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2020 đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25,3% so với năm 2019. Vốn FDI thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 là 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với mức giải ngân cùng kỳ năm 2020.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO)

Trong số 19 ngành nhận vốn FDI: sản xuất & chế biến, bất động sản, sản xuất & phân phối điện và khách sạn là bốn ngành nhận vốn hàng đầu trong năm 2020. Các ngành nhận FDI đáng chú ý khác bao gồm xây dựng, bán buôn, vận tải, khai khoáng, giáo dục và công nghệ thông tin. Các quốc gia châu Á, bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông, chiếm tỷ trọng rót vốn FDI vào Việt Nam cao nhất.

Khi thị trường trưởng thành, chính phủ bắt đầu ưu tiên nguồn vốn FDI “có giá trị cao”, chẳng hạn như lĩnh vực sản xuất & công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch. Ngoài ra, chính phủ cũng đang ưu tiên đào tạo đầy đủ cho lực lượng lao động để đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng của các ngành quan trọng.

Nhập khẩu - xuất khẩu

Việt Nam là một quốc gia mở cửa cho hoạt động ngoại thương, chiếm hơn 200% GDP vào năm 2020. Năm 2020, kim ngạch thương mại của Việt Nam ước tính đạt 540 tỷ USD, tăng 23 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: UNComtrade

NĂm 2020, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đạt giá trị thương mại là 371,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này bao gồm 202,9 tỷ USD giá trị xuất khẩu, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 71,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; giá trị nhập khẩu là 169 tỷ USD, tăng 16,9% và chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Do đó, thặng dư thương mại được công bố năm 2020 là 33,9 tỷ USD.

Trong khi đó, lĩnh vực có vốn đầu tư trong nước ghi nhận giá trị thương mại đạt 173,5 tỷ USD với mức thâm hụt là 13,9 tỷ USD.

Mặc dù đại dịch bùng nổ và nhiều trung tâm sản xuất trọng điểm của Việt Nam đóng cửa, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2021, đạt 158,3 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, giá trị nhập khẩu đạt 159,3 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu

Năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu tổng giá trị hàng hóa là 281,4 tỷ USD, trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 18 trên toàn thế giới. Trong những thập niên qua, giá trị xuất khẩu hàng hóa đã tăng ổn định với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt trên 11,25%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gần đây là máy móc & thiết bị điện và điện tử, máy móc cơ khí, giày dép và hàng may mặc. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông.

Nguồn: UNComtrade

Nguồn: UNComtrade

Nhập khẩu

Năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 261,3 tỷ USD, trở thành địa điểm thương mại lý tưởng xếp hạng 19 trên thế giới. Trong 10 năm qua, nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng với tỷ lệ CAGR là 11,6%. Các mặt hàng nhập khẩu gần đây của Việt Nam chủ yếu là máy móc & thiết bị điện/điện tử, máy móc cơ khí, nhựa, nhiên liệu khoáng sản & dầu mỏ và sắt & thép. Các đối tác nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Thái Lan.

Nguồn: UNComtrade

Nguồn: UNComtrade

Dự báo

Bất chấp những diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 lần thứ 4, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều cơ hội kinh doanh hiệu quả. Do sự bùng phát các ổ dịch địa phương và sự xuất hiện của các biến thể COVID-19 là những mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai gần, chính phủ có thể sẽ tiếp cận một cách tinh tế hơn và thực hiện các biện pháp ngăn chặn nhỏ cụ thể để đảm bảo phục hồi hoạt động kinh doanh và kinh tế.

Trong những năm tới, Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi tăng trưởng giống như thời kỳ trước đại dịch COVID. Là một trung tâm sản xuất chi phí rẻ, Việt nam dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nhờ sự mở rộng hơn nữa của các ngành công nghiệp chính hiện có chẳng hạn như dệt may và điện tử. Kinh tế toàn cầu phục hồi bền vững sẽ đảm bảo lượng cầu lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc.

[Để biết thêm thông tin về cách đầu tư vào Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi tại info@oneip.vn]


Dẫn Đầu Xu Thế Với Những Thông Tin Bất Động Sản Công Nghiệp Mới Nhất