Hải Phòng - Điểm sáng thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam
Hải Phòng - Điểm sáng thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam
Phương Phạm
Hải Phòng thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - trung tâm kinh tế năng động, đồng thời là đầu tàu kinh tế quan trọng nhất của miền Bắc và cả nước Việt Nam. Tọa lạc ngay vị trí chiến lược, Hải Phòng là cửa ngõ giao thương quốc tế chính của khu vực phía Bắc Việt Nam và được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics của khu vực và toàn cầu. Thành phố cung cấp mạng lưới logistics hiệu quả cũng như kết nối với nhiều tỉnh thành và quốc gia khác.
Cùng với vị trí thuận lợi, Hải Phòng là điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, kinh tế tăng trưởng ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào, lành nghề.
Mô tả sơ lược về tình hình kinh tế Hải Phòng | ||
Diện tích | 1.561,76 km vuông | |
Dân số | 2,05 triệu người | |
Lực lượng lao động | 1,11 triệu người | |
Tiếp giáp các tỉnh | Quảng Bình, Hải Dương, Thái Bình | |
Các ngành công nghiệp trọng điểm | Đóng tàu, thép, sản xuất xi măng, hóa chất, giày dép, hàng may mặc, dệt may và máy tính & điện tử | |
Tốc độ tăng trưởng GRDP | 12,28% | |
Tổng số dự án FDI | 896 dự án | |
FDI | 1,5 tỷ USD (năm 2020) | 2,8 tỷ USD (11 tháng đầu năm 2021) | |
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển | 142,87 triệu tấn mỗi năm |
Mô tả sơ lược về tình hình kinh tế
Theo ước tính, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hải Phòng trong 9 tháng đầu năm 2021 tăng 12,28% so với cùng kỳ năm trước. Ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,23%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 19,9% và ngành dịch vụ tăng 3,96%.
Yếu tố thúc đẩy chính cho nền kinh tế Hải Phòng là ngành công nghiệp và xây dựng (49,73%), tiếp đến là ngành dịch vụ (39,51%), thuế (6,16%) và nông, lâm & thủy sản (4,6%).
Cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng
Theo kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020, Hải Phòng đứng thứ 7/63 tỉnh thành của Việt Nam khi sở hữu môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh nhất.
Hải Phòng được biết đến với nguồn lao động trẻ, dồi dào và có tay nghề cao. Với dân số hơn 2 triệu người, lực lượng lao động chiếm 53,6% dân số Hải Phòng. Thành phố có 5 trường đại học, 16 trường cao đẳng và 26 trường dạy nghề.
Chính quyền địa phương đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tập trung xây dựng các khu công nghiệp mới, cải cách hành chính và ứng dụng CNTT, hướng tới mục tiêu đáp ứng tham vọng thu hút thêm 3 tỷ USD vốn FDI vào năm 2022.
FDI và các khu công nghiệp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH & ĐT), trong 11 tháng đầu năm 2021, thành phố Hải Phòng ghi nhận tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ ba tại Việt Nam, chỉ sau Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm nay, bất chấp đại dịch diễn biến phức tạp, các công ty nước ngoài đã đầu tư 2,8 tỷ USD vào thành phố, với tổng 45 dự án mới. Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Singapore là những quốc gia đầu tư vào Hải Phòng. Tập đoàn LG (Hàn Quốc) có dự án FDI lớn nhất tại Hải Phòng. Tháng 06/2021, công ty này vừa đầu tư thêm 1,4 tỷ USD vào công ty con (LG Display Việt Nam), nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên 4,65 tỷ USD. Tập đoàn Pegatron (Đài Loan) - nhà cung ứng linh kiện, sản phẩm điện tử cho Apple, Sony, Microsoft, v.v., đang có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Hải Phòng để xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghiệp Deep C và dự định chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc đến Việt Nam. | 896 dự án FDI | |
23,1 tỷ USD vốn FDI | ||
13 Khu công nghiệp (Chiếm 73%) | ||
15 Khu công nghiệp mới vào năm 2025 | ||
96 USD/m2 | ||
Các quốc gia đầu tư hàng đầu: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore | ||
Cùng với các dự án lớn kể trên, Hải Phòng còn có nhiều dự án FDI khác trong năm 2021, bao gồm Công ty TNHH Điện tử Tongwei (Khu công nghiệp An Dương) tăng vốn thêm 31 triệu USD hay Công ty TNHH Ohsung Vina (Khu công nghiệp Tràng Duệ) tăng vốn đầu tư thêm 19 triệu USD. Cơ sở hạ tầng và kết nối Vị trí và khả năng kết nối là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đầu tư cho thành phố Hải Phòng. Với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, cảng biển phát triển, thành phố có mức độ kết nối tương đối cao, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương giữa Hải Phòng với các tỉnh thành và nhiều quốc gia trên thế giới. Về kết nối giao thông vận tải, thành phố cách sân bay quốc tế Nội Bài 102km và cách biên giới Trung Quốc 200km. Thành phố được nối liền với Hà Nội bằng cả Quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến đường cao tốc ven biển nối liền Hải Phòng với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ đã được phê duyệt đầu tư xây dựng và đang trong quá trình triển khai. Dự án nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi hoàn thành vào năm 2016, trở thành sân bay dự phòng cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, không chỉ phục vụ các đường bay nội địa mà còn các đường bay quốc tế đến Bangkok (Thái Lan), Incheon (Hàn Quốc), Côn Minh (Trung Quốc). Đến năm 2025, công suất dự kiến của sân bay đạt 2 triệu lượt khách, tương đương 800 lượt khách/giờ cao điểm và 20.000 tấn hàng hóa/năm. Hải Phòng có 49 cảng biển được trang bị thiết bị và công nghệ tiên tiến. Hệ thống đường thủy của thành phố kết nối với hầu hết các tỉnh thành khu vực phía Bắc và vận chuyển 40% tổng lượng hàng hóa của các tỉnh phía Bắc bằng đường thủy. Cảng biển Hải Phòng cho phép tàu có tải trọng lên đến 160.000 tấn, nhờ đó hàng hóa có thể được vận chuyển thẳng đến Châu Âu và Châu Mỹ mà không phải quá cảnh qua các cảng trong khu vực như Singapore, Hong Kong. Là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lớn nhất miền Bắc Việt Nam, cảng biển Hải Phòng có khả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. [Để biết thêm thông tin về cách đầu tư vào Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi tại [info@oneip.vn]] |
Dẫn Đầu Xu Thế Với Những Thông Tin Bất Động Sản Công Nghiệp Mới Nhất