Đầu tư vào Bắc Ninh – Điểm đến đầu tư công nghệ cao hàng đầu tại Việt Nam
Đầu tư vào Bắc Ninh – Điểm đến đầu tư công nghệ cao hàng đầu tại Việt Nam
Hannah Nguyễn
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam (NKER), tỉnh Bắc Ninh đã chuyển đổi từ một làng nông nghiệp thành một trung tâm công nghiệp lớn có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam với giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất cả nước trong 20 năm qua. Tỉnh đã thành công trong việc khẳng định nằm trong số những điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hàng đầu của cả nước.
Theo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020, Bắc Ninh là tỉnh có năng lực cạnh tranh cao thứ ba ở miền Bắc Việt Nam và là một trong mười địa điểm hấp dẫn nhất để kinh doanh trên cả nước. Tỉnh dẫn đầu cả nước về sự thuận lợi trong tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức tối thiểu và chi phí thời gian cho các nhà đầu tư.
Các chỉ số chính của Bắc Ninh trong năm 2020 | |
Diện tích | 822,7 km vuông |
Dân số | 1,42 triệu |
Lực lượng lao động | 0,77 triệu |
Tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm (2016 - 2020) | 6,6% |
Dòng vốn FDI | 439,9 triệu USD |
Nhập khẩu | 33,1 tỷ USD |
Xuất khẩu | 38,9 tỷ USD |
Các ngành công nghiệp trọng điểm | Điện tử, CNTT, Cơ khí và Công nghiệp phụ trợ |
Tăng trưởng kinh tế
Mặc dù tăng trưởng GRDP của tỉnh năm 2020 thấp do COVID-19, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2020 vẫn đạt 6.6%. Kinh tế của tỉnh chủ yếu là công nghiệp và xây dựng, chiếm 75,9% GRDP của địa phương, trong khi tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp lần lượt chiếm 21,3% và 2,8%. Năm 2020, tỉnh đứng đầu cả nước về giá trị sản lượng công nghiệp, với tổng giá trị 48,9 tỷ USD.
Bắc Ninh vẫn tiếp tục duy trì được mức xuất siêu ngày càng lớn trong những năm gần đây. Với kim ngạch xuất khẩu 38,9 tỷ USD vào năm 2020, Bắc Ninh là tỉnh xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh bao gồm điện thoại di động, máy vi tính, các sản phẩm từ cao su và nhựa, dệt may. Mặt khác, nguyên phụ liệu sản xuất dược phẩm, giấy, phụ liệu dệt may và linh kiện điện tử là những mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất. Mức xuất siêu của Bắc Ninh trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt 5,8 tỷ USD, trong đó phần lớn là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tính đến tháng 11 năm 2021, Bắc Ninh đã tiếp nhận 1.705 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 20,58 tỷ USD, trở thành tỉnh tiếp nhận FDI lớn thứ bảy của Việt Nam. Lĩnh vực sản xuất và chế biến chiếm trên 90% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, chiếm phần lớn tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, điện tử là ngành quan trọng nhất, chiếm hơn 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Cho đến nay, tỉnh đã thu hút đầu tư từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ là những nhà đầu tư lớn nhất vào thị trường này. Trong số "bốn nhà đầu tư lớn nhất", thì Hàn Quốc đã đầu tư hơn 10 tỷ USD. Nằm trong số các dự án FDI lớn nhất tại Bắc Ninh là khu phức hợp của Tập đoàn Samsung với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD, dự án sản xuất và lắp ráp điện thoại di động Fushan của Foxconn có tổng vốn đầu tư 227 triệu USD và dự án sản xuất máy in và linh kiện điện tử với tổng giá trị 130 triệu USD của Canon.
Trong 11 tháng đầu năm 2021, Bắc Ninh đã thu hút được 115 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn đầu tư trên 527,5 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020. Các doanh nghiệp sản xuất chiếm 80% tổng số dự án đầu tư mới.
Lực lượng lao động
Mặc dù là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng Bắc Ninh lại là một trong những tỉnh đông dân nhất với dân số tính đến năm 2020 là 1,42 triệu người. Tỷ lệ tham gia lao động tương đối cao, với trên 54% dân số toàn tỉnh là lực lượng lao động hiện còn đang làm việc. Phần lớn lao động địa phương tập trung trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất.
Với thu nhập bình quân đạt 421 USD/tháng, Bắc Ninh là khu vực có chi phí lao động cao hơn một chút so với Hà Nội. Là một trong những điểm đến FDI hàng đầu tại Việt Nam, đầu tư nước ngoài đã giúp khu vực này chuyển mình thành một trung tâm công nghiệp, trở thành một trong những thị trường tuyển dụng cạnh tranh nhất cả nước.
Việc Bắc Ninh chuyên môn hóa sản xuất và tập trung vào các ngành công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ nhân tài. Các nhà đầu tư vào tỉnh ngày càng tin tưởng hơn vào nguồn cung lao động hiện có cũng như các chương trình đào tạo nghề của tỉnh. Tuy nhiên, các nhà điều hành và quản lý nhân sự nên theo dõi cẩn thận các cụm công nghiệp phụ trợ và trung tâm sản xuất hiện có. Ở Bắc Ninh, các khu vực gần khu công nghiệp sẽ có nguồn cung lao động dồi dào hơn và có nhiều kỹ năng hơn so với các khu vực khác của tỉnh. Quý I và quý II của năm thường là khoảng thời gian đỉnh điểm của việc tuyển dụng từ các công ty sản xuất.
Cơ sở hạ tầng
Bắc Ninh nằm trên tuyến hành lang thương mại Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, là trục nối liền các cơ quan hành chính của thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Cách Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km và cách Hải Phòng 110km, Bắc Ninh là thành phố công nghiệp quan trọng với một trong những cảng biển sầm uất nhất Việt Nam.
Đường xá
Tỉnh có hơn 4.000km đường bộ và kết nối liền mạch với các tỉnh lân cận trong khu vực thông qua Quốc lộ 1A nối liền Hà Nội, Bắc Ninh và Lạng Sơn; Quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với Bắc Ninh và Hạ Long và Quốc lộ 38 nối liền Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng. Các tuyến đường cao tốc đều thông với các tỉnh lộ và đường xã.
Ngoài ra, hệ thống đường sắt quốc gia nối Bắc Ninh với Lạng Sơn ở phía Bắc cũng kết nối với Trung Quốc. Tỉnh có kết nối giao thông thuận lợi thông qua cửa sông trong khu vực và các cảng biển tại sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình.
Khu công nghiệp
Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp, trong đó 10 khu công nghiệp đang hoạt động hết công suất và đạt tỷ lệ sử dụng là 99% với diện tích 5.700 ha. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp hạ tầng lớn như Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty IDICO với các công trình và dịch vụ hạ tầng.
Bắc Ninh được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn nữa trong tương lai. Để đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài, chính quyền địa phương đang thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và sáng kiến thân thiện với môi trường. Nhìn chung, tỉnh là điểm đến sáng giá đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, công nghệ máy tính, phát triển cơ sở hạ tầng, hóa chất và công nghiệp tự động hóa. Hơn nữa, do sự hiện diện của các nhà sản xuất lớn mà tỉnh sẽ là địa điểm phù hợp cho các ngành công nghiệp phụ trợ.
[Để biết thêm thông tin về cách đầu tư vào Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi tại info@oneip.vn]
Dẫn Đầu Xu Thế Với Những Thông Tin Bất Động Sản Công Nghiệp Mới Nhất